⚫
49 THINGS - DO, THINK, LEARN
  • Giới thiệu
  • 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu
  • Ảo tưởng đồng thuận
  • Ba thách thức
  • Bàn về Wireframe
  • Bắt chước thiết kế
  • Bẫy lý thuyết
  • Bí ý tưởng
  • Bối cảnh > Nhất quán
  • Cách xử lý văn bản trên Web
  • Cách phát triển Gu Thẩm Mỹ
  • Công cụ là thứ yếu
  • Dẫn dắt hay dẫn dụ?
  • Đam mê
  • Đặt tên
  • Đòi quyền lợi cho người dùng
  • Đứng trên vai gã khổng lồ
  • Đừng e ngại
  • Giả định
  • Giá trị cốt lõi
  • Góc nhìn với Prototype
  • Gu thẩm mỹ
  • Họ trả tiền vì gì?
  • Hệ thống thiết kế
  • Không ngừng đặt câu hỏi
  • Không thoả hiệp
  • Làm việc với Developer
  • Làm việc quan trọng
  • Làm việc sâu
  • Lùi một bước, tiến ba bước
  • Linh hoạt - Tương lai công việc
  • May mắn đãi kẻ kiên trì
  • Những kinh nghiệm học và làm 1
  • Những kinh nghiệm học và làm 2
  • Quick Win & True Win
  • Tại sao lại thay đổi LOGO của khách?
  • Tận tâm trong giao tiếp
  • Tập trung
  • Thất bại nhanh
  • Thiết kế với nội dung thật
  • Tiến trình 90/90
  • Tinh thần "Tiến tới"
  • Tổng thể đến chi tiết
  • Tư duy làm việc trong thiết kế
  • Trạng thái của màn hình thiết kế
  • Vai trò của UX
  • Sức mạnh của kẻ nhỏ
  • Fixed time - Flex scope
  • JOMO - FOMO
  • Working out loud
Powered by GitBook
On this page
  • Đồng nhất và dễ hiểu
  • Dễ truy xuất
  • Tương tác Prototype
  • Chuyên nghiệp
  • Làm việc nhỏ với trái tim lớn

Was this helpful?

Đặt tên

PreviousĐam mêNextĐòi quyền lợi cho người dùng

Last updated 1 year ago

Was this helpful?

"Người thợ mộc giỏi không sử dụng miếng gỗ tồi cho tấm lát sau lưng tủ cho dù chỗ đó không ai nhìn thấy." - Steve Jobs -

Thiết kế UX/UI nghe có vẻ rất kêu và thời thượng, là công việc về sáng tạo, thẩm mỹ và nghệ thuật. Tuy nhiên, chính vì những mỹ từ đó mà chúng ta thường bỏ qua những việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng, như việc đặt tên trong quá trình thiết kế.

Việc đặt tên thường được để lại sau cùng, khi thiết kế gần như hoàn thành. Điều này là sai lầm. Sự chủ động không phải là sắp xếp công việc gọn gàng vào cuối cùng mà là ngay tại điểm hoặc thậm chí trước đó một vài bước. Designer cũng phải là một người thợ tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết mà ít ai để ý đến.

Đặt tên đúng cách cho các thành phần thiết kế (Layer, Components) không chỉ giúp trong việc xây dựng, duy trì và mở rộng dự án mà còn tạo ra quy trình làm việc hiệu quả, tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong đội ngũ. Dưới đây là một số lý do cụ thể:

Đồng nhất và dễ hiểu

Cách đặt tên phải tuân thủ một quy ước nhất định để tạo ra hệ thống đồng nhất. Khi các layer được đặt tên rõ ràng và mô tả chính xác, người khác có thể nhanh chóng hiểu được cấu trúc giao diện và dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa.

Điều mà các Designer mới luôn băn khoăn là đặt tên thế nào cho đúng? Nhưng thực tế, không có một công thức chính xác nào cả. Điều quan trọng hơn trong việc đặt tên là chúng ta và đội ngũ hiểu điều đó là gì. Mục tiêu là make same page cho toàn bộ team, vì vậy sự phù hợp được ưu tiên hơn là tính đúng đắn của một công thức nào đó.

Dễ truy xuất

Khi dự án phát triển, cải tiến giao diện là điều không thể tránh khỏi. Đặt tên logic và có tổ chức giúp nhanh chóng xác định các thành phần cần thay đổi hoặc sửa lỗi, tiết kiệm thời gian và công sức, đảm bảo sự phát triển suôn sẻ.

Cuộc tranh luận về việc có đặt tên layer hay không đã ngã ngũ khi tính năng được Figma ra mắt vào 2024

Tương tác Prototype

Giao diện người dùng thường bao gồm nhiều thành phần tương tác. Đặt tên mô tả chính xác chức năng và vị trí giúp dễ dàng xác định các thành phần UI được thực hiện Prototype, đảm bảo giao diện hoạt động chính xác và liền mạch. Tuy nhiên vẫn chỉ là một tính năng thứ yếu mà thôi.

Chuyên nghiệp

Mỗi chúng ta đều có những tiêu chuẩn riêng. Một file thiết kế đẹp nhưng các thành phần được đặt tên mặc định như Frame 14, Group 32, Rectangle 7, Line 10 là điều theo chúng tôi là "chất lượng thấp"

Làm việc nhỏ với trái tim lớn

Những việc nhỏ nhặt là cơ hội để rèn luyện phẩm chất của một Designer tốt nhất. Dù bạn có ý tưởng tuyệt vời hay nhiều năm kinh nghiệm, hãy làm đến đâu, đặt tên đến đấy. Đó là điều nhỏ nhất mà một nhà thiết kế tốt cần có.

Multi Edit
Prototype