⚫
49 THINGS - DO, THINK, LEARN
  • Giới thiệu
  • 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu
  • Ảo tưởng đồng thuận
  • Ba thách thức
  • Bàn về Wireframe
  • Bắt chước thiết kế
  • Bẫy lý thuyết
  • Bí ý tưởng
  • Bối cảnh > Nhất quán
  • Cách xử lý văn bản trên Web
  • Cách phát triển Gu Thẩm Mỹ
  • Công cụ là thứ yếu
  • Dẫn dắt hay dẫn dụ?
  • Đam mê
  • Đặt tên
  • Đòi quyền lợi cho người dùng
  • Đứng trên vai gã khổng lồ
  • Đừng e ngại
  • Giả định
  • Giá trị cốt lõi
  • Góc nhìn với Prototype
  • Gu thẩm mỹ
  • Họ trả tiền vì gì?
  • Hệ thống thiết kế
  • Không ngừng đặt câu hỏi
  • Không thoả hiệp
  • Làm việc với Developer
  • Làm việc quan trọng
  • Làm việc sâu
  • Lùi một bước, tiến ba bước
  • Linh hoạt - Tương lai công việc
  • May mắn đãi kẻ kiên trì
  • Những kinh nghiệm học và làm 1
  • Những kinh nghiệm học và làm 2
  • Quick Win & True Win
  • Tại sao lại thay đổi LOGO của khách?
  • Tận tâm trong giao tiếp
  • Tập trung
  • Thất bại nhanh
  • Thiết kế với nội dung thật
  • Tiến trình 90/90
  • Tinh thần "Tiến tới"
  • Tổng thể đến chi tiết
  • Tư duy làm việc trong thiết kế
  • Trạng thái của màn hình thiết kế
  • Vai trò của UX
  • Sức mạnh của kẻ nhỏ
  • Fixed time - Flex scope
  • JOMO - FOMO
  • Working out loud
Powered by GitBook
On this page

Was this helpful?

Những kinh nghiệm học và làm 1

Một nhà thiết kế giỏi là người thông thạo công cụ thiết kế và áp dụng chuyên nghiệp kiến thức chuyên môn. Chỉ thành thạo công cụ chưa đủ.

Học Figma phải đồng thời tiếp thu kiến thức UX và áp dụng liên tục trong dự án. Chúng tôi làm dự án, phát triển sản phẩm bằng cách vừa học từ các hệ thống thiết kế uy tín, vừa giải thích cho khách hàng và tìm thêm tài liệu tham khảo.

Quá trình học diễn ra không ổn định, thiếu nhất quán. Thời điểm lặng xuống của thị trường là lúc để đánh giá và tổ chức lại. Dưới đây là những kinh nghiệm học và làm (Figma, UX/UI):

  • Học từ cơ bản: Tìm hiểu lý thuyết màu sắc để hiểu mã màu và chọn màu tốt hơn. Tìm hiểu Google Font để hiểu kiểu chữ trên môi trường kỹ thuật số.

  • Nhất quán, Cân đối, Không gian, Phân cấp, Tương phản, Cân bằng, Tỷ lệ. Dùng công cụ AI để tìm ví dụ UX/UI minh họa các khái niệm này.

  • Học từ người giỏi: Bạn tham dự khoá học có người bạn tin là giỏi để được hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật và cách giải quyết vấn đề hiệu quả.

  • Small Wins: Chọn mẫu yêu thích và làm lại. Giúp nhìn thấy sai sót, nhìn thấy sự khác biệt giữa nhìn và làm.

  • Big Why: Ý chí mạnh không cần động lực hay thói quen. Chỉ cần “muốn” là được. Mục tiêu sâu xa của chúng tôi là sản phẩm khởi nghiệp nên bắt đầu tìm công cụ để thiết kế thay vì thấy được tầm nhìn của Figma. Và nhờ vì BIG WHY mà cải thiện kỹ năng Figma, UX/UI

  • Copy is Good: Thay vì cố gắng sáng tạo, hãy học theo sản phẩm tốt có sẵn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian

  • Uống nước tận nguồn: Ai nói bạn gì thì bạn cứ truy đến cái nguồn của thông tin mà đọc, nếu tác giả uy tín thì đọc, không thì bỏ qua. Ai cũng gợi ý Material Design, nhưng bao nhiêu người đọc hết và bao nhiêu thực dụng.

  • Tự phê bình Định kỳ vài tháng lại tự chê trách sản phẩm của mình chưa không phải của mình

  • Gọn gàng: Bạn là công việc bạn. Nếu bạn không gọn gàng thì file thiết kế phản ánh điều đó. Và bạn không muốn nghe phàn nàn khi làm việc chung với người khác. Hãy gọn gàng.

  • Twitter: Nên dùng Twitter để tiếp cận với các nhà thiết kế trên toàn cầu. Đặc biệt vì họ trình bày quan điểm, tư duy thay vì các bản vẽ cho đẹp, cho khoa trương.

  • Google Design, Airbnb Design, Spotify Design: Các công ty lớn đang triển khai các dự án thiết kế độc lập. Hãy theo dõi bài viết của họ.

  • Next Step: Không nên chỉ tập trung vào việc nói về công nghệ như AI, AR/VR, mà nên tập trung vào việc làm UI cho chúng. Và để không lo ngại về nỗi sợ AI, hãy bắt đấu áp dụng AI vào quy trình làm việc, cuộc sống của bạn để hiểu chúng hơn. Chúng ta không bị AI thay thế, chúng ta chỉ bị những người biết dùng AI thay thế mà thôi.

PreviousMay mắn đãi kẻ kiên trìNextNhững kinh nghiệm học và làm 2

Last updated 1 year ago

Was this helpful?