Tư duy làm việc trong thiết kế
Một nhà thiết kế giỏi không chỉ dừng lại ở việc thiết kế đẹp hay dựng hệ thống được chỉn chu, mà còn phải giỏi giao tiếp và giải quyết các vấn đề phức tạp. Để đạt đến trình độ tư duy cao hơn trong thiết kế, bạn cần phát triển hai kiểu tư duy sau:
Tư Duy Cộng và Tư Duy Trừ
Tư duy trừ: Đây là cách tiếp cận loại bỏ những phương án không đạt yêu cầu. Ví dụ: "Phương án A sai rồi, bỏ đi. Phương án B mới là nhất."
Tư duy cộng: Đây là cách tiếp cận tìm ra giá trị trong mỗi phương án và kết hợp chúng. Ví dụ: "Phương án A chưa tối ưu, nhưng vẫn có thể phù hợp trong một số tình huống. Chúng ta cùng tham khảo thêm phương án B nhé."
Trong UX/UI, có rất nhiều framework như Double Diamond, Stanford, IBM Design Thinking,... Không có cách nào là chân lý. Luôn chào đón những phương án khác tối ưu hơn là cách để đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Tư duy cộng giống như "bỏ cái tôi xuống và nhặt sự hiệu quả lên."
Tư Duy Mở và Tư Duy Đóng
Tư duy đóng: Đây là cách tiếp cận hạn chế, không linh hoạt. Ví dụ: "Tôi chỉ có A, không chọn thì thôi."
Tư duy mở: Đây là cách tiếp cận linh hoạt, sẵn sàng tìm kiếm giải pháp mới. Ví dụ: "Tôi có A, nếu anh không thấy phù hợp, chúng ta sẽ cùng nghĩ thêm B."
Tình huống này rất thường thấy giữa Designer và Developer. Luôn có cách khác để giải quyết và xử lý các vấn đề. Đừng khư khư chỉ giữ một phương án, một cách giải quyết duy nhất. Trong công việc, dở nhất là câu nói: "Chúng ta chỉ có vậy thôi, không theo thì nghỉ."
Thiết kế tốt giúp bạn hoàn thành công việc. Tư duy tốt khiến bạn đạt được sự hiệu quả. Tư duy không tự hình thành, mà chỉ có được khi chúng ta liên tục chú ý và rèn luyện. Đạt được những điều trên, bạn sẽ trở thành một nhà thiết kế thực sự giỏi.
Last updated
Was this helpful?