⚫
49 THINGS - DO, THINK, LEARN
  • Giới thiệu
  • 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu
  • Ảo tưởng đồng thuận
  • Ba thách thức
  • Bàn về Wireframe
  • Bắt chước thiết kế
  • Bẫy lý thuyết
  • Bí ý tưởng
  • Bối cảnh > Nhất quán
  • Cách xử lý văn bản trên Web
  • Cách phát triển Gu Thẩm Mỹ
  • Công cụ là thứ yếu
  • Dẫn dắt hay dẫn dụ?
  • Đam mê
  • Đặt tên
  • Đòi quyền lợi cho người dùng
  • Đứng trên vai gã khổng lồ
  • Đừng e ngại
  • Giả định
  • Giá trị cốt lõi
  • Góc nhìn với Prototype
  • Gu thẩm mỹ
  • Họ trả tiền vì gì?
  • Hệ thống thiết kế
  • Không ngừng đặt câu hỏi
  • Không thoả hiệp
  • Làm việc với Developer
  • Làm việc quan trọng
  • Làm việc sâu
  • Lùi một bước, tiến ba bước
  • Linh hoạt - Tương lai công việc
  • May mắn đãi kẻ kiên trì
  • Những kinh nghiệm học và làm 1
  • Những kinh nghiệm học và làm 2
  • Quick Win & True Win
  • Tại sao lại thay đổi LOGO của khách?
  • Tận tâm trong giao tiếp
  • Tập trung
  • Thất bại nhanh
  • Thiết kế với nội dung thật
  • Tiến trình 90/90
  • Tinh thần "Tiến tới"
  • Tổng thể đến chi tiết
  • Tư duy làm việc trong thiết kế
  • Trạng thái của màn hình thiết kế
  • Vai trò của UX
  • Sức mạnh của kẻ nhỏ
  • Fixed time - Flex scope
  • JOMO - FOMO
  • Working out loud
Powered by GitBook
On this page
  • Mô tả rõ ràng ý tưởng
  • Dựa vào các ví dụ có sẵn
  • Định hướng kết quả mong muốn
  • Xác định khi sản phẩm hoàn thành

Was this helpful?

Làm việc với Developer

Tranh cãi giữa designer và developer là hình ảnh khá quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế UX/UI. Mỗi bên đều có lý do riêng cho việc nên hay không nên, làm hay không làm một thiết kế hay tính năng nào đó. Designer thiên về sáng tạo, thẩm mỹ, trong khi developer thiên về logic, thực tế. Không ít trường hợp sản phẩm cuối cùng không giống với những gì đã thiết kế, đơn giản vì chúng ta không tìm được tiếng nói chung.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng và làm rõ ý tưởng trước khi gặp gỡ và trao đổi với dev. Dưới đây là bốn định hướng giúp bạn tìm được tiếng nói chung:

Mô tả rõ ràng ý tưởng

Nếu bạn biết chính xác chức năng bạn muốn là gì, hãy mô tả thật chi tiết. Tạo ra thiết kế mẫu, sử dụng hình ảnh thật, văn bản cụ thể. Càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Việc nỗ lực biến ý tưởng thành đầu ra cụ thể sẽ giúp dev hiểu rõ hơn và bạn sẽ có khả năng nhận được đúng những gì bạn kỳ vọng.

Dựa vào các ví dụ có sẵn

Nếu bạn không chắc chắn lắm về ý tưởng của mình, nhưng biết nó sẽ giống hoặc na ná với một cái gì đó đã có sẵn, hãy thu thập tài liệu và hình ảnh để diễn tả. Ví dụ, nếu bạn muốn chức năng giống Google hay chuyển động mượt mà như Apple, hãy chỉ rõ những gì bạn muốn. Dev sẽ đưa thêm các keyword cần làm rõ để tiến hành. Tập trung vào sự hiệu quả giao tiếp từ hai chiều hơn là một chiều.

Định hướng kết quả mong muốn

Nếu bạn không biết rõ về chức năng cụ thể, nhưng biết kết quả mong muốn, hãy truyền tải điều đó. Ví dụ, bạn muốn tập trung vào tốc độ tải dữ liệu, giữ người dùng trên một trang duy nhất, hoặc tăng tính dễ dùng của sản phẩm. Bất cứ kết quả nào bạn muốn, hãy chia sẻ rõ ràng với dev.

Xác định khi sản phẩm hoàn thành

Nếu bạn không thể làm rõ ba trường hợp trên nhưng vẫn muốn làm một chức năng nào đó, hãy dựa vào quá trình xem thành phẩm để biết điều mình muốn. Phương án này đòi hỏi thời gian, ngân sách đủ lớn và một đội ngũ đủ kiên nhẫn. Đây không phải là phương án khuyến khích nhưng có thể là lựa chọn cuối cùng.

Quan trọng hơn, trước khi triển khai bất cứ điều gì, hãy ngồi lại và tự hỏi bản thân để làm rõ những yêu cầu xung quanh. Đảm bảo rằng bạn có thể truyền đạt được mong muốn của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Nếu chưa thể làm rõ, hãy tiếp tục khám phá cho đến khi nắm rõ ít nhất 80% các vấn đề xung quanh.

PreviousKhông thoả hiệpNextLàm việc quan trọng

Last updated 1 year ago

Was this helpful?